Vai trò của Bảo dưỡng, bảo trì khuôn mẫu.

Bảo dưỡng, bảo trì khuôn ép nhựa:

Bảo dưỡng, bảo trì khuôn ép nhựa là quá trình quan trọng, rất cần thực hiện thường xuyên định kỳ, giúp vận hành khuôn tốt nhất, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, tăng tuổi thọ khuôn, giảm tối đa sự cố bất ngờ, tăng cao hiệu xuất khai thác khuôn. Bảo dưỡng khuôn ép nhựa đúng kỹ thuật là cơ sở quyết định đến chất lượng khuôn cho những chu trình ép nhựa tiếp theo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bảo dưỡng khuôn ép nhựa trong quá trình sản xuất.

Một số lỗi thường gặp trên sản phẩm nhựa gồm có:
– Biến dạng cong vênh, bề mặt lồi; lõm.
– Khuyết thiếu, không điền đầy
– Cháy bề mặt, biến màu, dính dầu
– Chầy sước bề mặt
– Bavia
…….
Ngoài các lỗi thể hiện trên sản phẩm, nếu không bảo dưỡng khuôn ép nhựa hoặc bảo dưỡng không đúng có nguy cơ xảy ra hư hỏng trên chính các bộ phận của khuôn.
– Gãy linh kiện, phụ kiện khuôn
– Bề mặt khuôn bị oxy hóa, gỉ sét…
– Linh kiện, phụ kiện bị mài mòn, biến dạng
Vì vậy, cần thiết phải duy trì định kỳ việc bảo dưỡng, bảo trì khuôn đúng kỹ thuật. Các nội dung bảo dương khuôn cơ bản như sau:
– Kiểm tra, vệ sinh, đánh giá hiện trạng, toàn bộ các linh kiện, phụ kiện, bộ phận cấu tạo khuôn.
– Kiểm tra và vệ sinh phần lòng khuôn bên cố định, di động.
– Kiểm tra và đánh giá bề mặt PL cắt nhựa giữa 2 nửa khuôn (Kiểm mầu)
– Kiểm tra độ võng của tấm khuôn di động
– Kiểm tra hoạt động của hệ thống đẩy sản phẩm
– Kiểm tra độ đàn hồi và chất lượng lò xo hồi hệ thống đẩy
– Kiểm tra độ mòn và đánh giá chất lượng pin đẩy sản phẩm
– Kiểm tra độ mòn và đánh giá của trục bạc dẫn hướng khuôn
– Kiểm tra và đánh giá chất lượng hệ thống thoát khí khuôn
– Kiểm tra và đánh giá hệ thống làm mát khuôn.
– Kiểm tra và đánh giá đầu phun nhựa

Picture2 1

Cách khắc phục các lỗi thường gặp bảo dưỡng khuôn ép nhựa.

– Cháy bề mặt sản phẩm:  Cần đảm bảo hệ thống thoát khí, vị trí thoát khí phù hợp.
– Sản phẩm giòn dễ nứt, gãy, vỡ: nguyên nhân có thể xuất phát từ vòi phun, kênh dẫn hoặc cuống phun. Vì vậy, cần thiết kế lại hệ thống phun nhựa cho hợp lý để khắc phục tình trạng này.
– Tróc bề mặt làm sản phẩm nhựa là lỗi nghiêm trọng và sản phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn và bị loại bỏ ngay sau khi được ép. Nguyên nhân nằm ở vấn đề khuôn mẫu, lúc này cần làm trơn láng các góc cạnh sắc nhọn của miệng phun, kênh dẫn.
– Sản phẩm bị biến màu thường do khuôn, cần khắc phục bằng cách thiết kế lại hệ thống kênh dẫn nhựa thích hợp nhằm làm giảm nhiệt ma sát sinh ra quá nhiệt.
– Bavia mới phát sinh:
+ Phát sinh khi chưa thực hiện các tác động nào vào vào khuôn trước đó. Kiểm đến độ khít và độ sạch sẽ ở mặt phân khuôn; Bề mặt PL bị lún, biến dạng;
+ Phát sinh sinh khi đã thực hiện việc tháo lắp có liên quan đến bề mặt nơi phát sinh bavia: Lắp ráp chưa đạt yêu cầu (chưa bám màu đạt)
– Sản phẩm bị dính dầu mỡ: Mỡ được bôi trơn tại các phụ kiện như slide, lifter, cơ cấu chuyển động của khuôn. Mỡ sử dụng là mỡ chịu được mài mòn, nhiệt độ cao, nhưng khi hết tuổi thọ kỹ thuật sẽ dễ bị chảy qua các khe hở đi vào sản phầm. Khi bảo dưỡng cần vệ sinh và thay thế mỡ bôi trơn tại những vị trí này.
Trong quá trình thực hiện việc bảo dưỡng khuôn ép nhựa, chúng ta sẽ phát hiện những lỗi cụ thể và có hướng khắc phục rõ ràng, hiệu quả.
Của bền tại người, cho nên bảo dưỡng, bảo trì khuôn là công đoạn không thể thiếu trong quá trình vận hành sử dụng khuôn ép nhựa nói riêng và các máy móc thiết bị nói chung nhằm nâng cao hiêu suất sử dụng, giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!