Các công ty khuôn mẫu, công ty làm khuôn, công ty chế tạo khuôn mẫu thường đưa gia những yêu cầu kỹ thuật trong gia công khuôn mẫu chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chỉ một sai sót dù là rất nhỏ cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng khuôn mẫu, thời gian hoàn thiện và giá thành sản xuất khuôn.
Gia công khuôn mẫu chính xác bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thực hiện khác nhau. Các kỹ thuật gia công cơ bản được sử dụng hiện nay gồm có: Gia công phay cao tốc CNC, kỹ thuật xung điện EDM, cắt dây WC.
Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý trong gia công khuôn mẫu chính xác, gồm có:
Các yêu cầu về hình dạng, kích thước khuôn trong gia công khuôn mẫu chính xác
Hình dạng, kích thước khuôn cho phép tỷ lệ dung sai rất nhỏ. Kích thước chi tiết không đúng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quy trình gia công chế tạo khuôn. Bên cạnh đó, tỷ lệ dung sai cho phép là rất nhỏ, chỉ được tính bằng 1/1000mm.
1. Yêu cầu về vật liệu sử dụng chế tạo khuôn
Phải chọn loại vật liệu sử dụng trong chế tạo khuôn đảm bảo phù hợp về độ cứng, độ mài mòn và dễ dàng thực hiện các thao tác gia công, chế tạo khuôn. Từ đó cho ra đời sản phẩm khuôn mẫu chất lượng, tuổi thọ cao.
2. Yêu cầu về độ bóng
Đối với từng loại vật liệu thép, độ bóng tối đa có thể đạt là khác nhau. Cần hiểu rõ độ bóng có thể đạt được của từng loại vật liệu để lựa chọn và đánh bóng đạt yêu cầu. Khi bề mặt đã đạt độ bóng tối đa của vật liệu mà vẫn tiếp tiếp tục đánh bóng sẽ phá hỏng bề mặt.
+ Thép P20 chưa qua xử lý bề mặt (nhiệt luyện, thấm nitơ…), độ bóng tối đa có thể đạt #4000-#5000
+ Thép NAK80 độ bóng tối đa có thể đạt #8000
Thao tác đánh bóng khuôn trên thực tế yêu cầu kỹ thuật khá nghiêm ngặt, độ bóng của bề mặt lòng khuôn và lõi là yếu tố quyết định độ bóng, tính thẩm mỹ của sản phẩm tạo thành. Nếu đánh bóng quá nhiều hoặc quá ít đều làm cho khuôn mẫu không đạt yêu cầu chất lượng.
3. Yêu cầu về độ tương thích của 2 nửa khuôn trong gia công khuôn mẫu chính xác
Trong quá trình thực hiện ép nhựa, độ khít của 2 nửa khuôn khi ghép vào nhau vào nhau phải đảm bảo tối ưu nhất, góp phần cho ra đời sản phẩm nhựa với chất lượng hoàn hảo.
4. Yêu cầu về độ cứng của khuôn
Trong quá trình thực hiện gia công ép nhựa, khuôn phải đảm bảo độ cứng yêu cầu, không bị biến dạng, sai lệch dưới tác dụng của lực ép, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo thành.
Việc đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong gia công khuôn mẫu mang lại sự trôi chảy trong quá trình thực hiện, cho ra đời sản phẩm ép nhựa như mong muốn.
– Các bộ phận chuyển động như slide, lifter cần được xử lý bề mặt, làm cứng bề mặt.
– Một số khuôn đặc thù xử lý bề mặt khuôn, mạ lớp kim loại chống ăn mòn, tạo bề mặt bóng (Mạ crom)