Cách đọc kết quả đo trên thước kẹp cơ khí

Thước cặp được phân loại dựa vào các yếu tố là đặc điểm và độ chính xác.

Về tính chính xác:

  • Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1 mm.
  • Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05 mm.
  • Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02 mm.

Thước kẹp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí. Thước kẹp cơ, rất bền, chịu được môi trường dầu nhớt, bụi bẩn. Thước đo thường ổn định, không yêu cầu bảo quản cầu kỳ, dễ vệ sinh, có thể vệ sinh bằng nước và xà bông. Tuy nhiên cách đọc thước kẹp cơ khí có thể hơi trở ngại với các bạn mới.

Do1

Do2

Có 2 trường hợp xảy ra trong quá trình ghi nhận kết quả.

  • Trường hợp 1: Vạch 0 trên thước phụ trùng với vạch nào trên thước chính thì chúng ta có giá trị đúng giá trị đó. Xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính. VD: Vạch 0 trên thước phụ trùng vạch 10 trên thước chính thì kết quả đo là 10mm.
  • Trường hợp 2: Vạch 0 trên thước phụ không trùng với vạch nào trên thước chính thì chúng ta sẽ đọc tiếp phần thập phân dựa theo thước phụ.

Trường hợp này kết quả đo của chúng ta sẽ có phần nguyên và phần thập phân.

  • Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt.
  • Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Phần thập phân chúng ta sẽ tìm vạch trùng nhất giữa thước chính và thước phụ. Sau khi tìm được vạch trùng nhất, chúng ta tính từ vạch 0 đến vạch trùng nhất xem có bao nhiêu khoảng chia, sau đó lấy số lượng khoảng chia đếm được nhân với độ chính xác của thước, thường sẽ ghi trên thước thì chúng ta sẽ được phần thập phân. Sau đó chúng ta lấy kết quả đọc phần nguyên công kết quả phần thập phân sẽ ra được kết quả đo của vật thể.
    • Ví dụ: Bên trái vạch 0 của thước phụ là vạch 27 thì ta được phần nguyên kết quả đo là 27 (mm).

Ở đây, phần thập phân chúng ta đếm được có 7*2+1=15 khoảng chia từ vạch 0 đến vạch trùng, độ chính xác của thước là 0.05mm, như vậy kết quả đo của phần thập phân là: 15×0,05=7.5mm. Kết quả đo của vật thể là : 27+0.75=27.5mm

Hoặc không cần đếm toàn bộ số khoảng chia từ vạch không đến vạch trùng nhau trên thước phụ. Mà ta thấy trên thước phụ số nguyên bên trái gần nhất vạch trùng nhau là số 7 như vậy ta có 0.7mm cộng thêm bên số vạch từ số 7 đến vạch trùng nhau có thêm 1 vạch, 1*0.05=0.05mm. Như vậy số phần thập phân sẽ là: 0.7+1*0.05=0.75mm. Kết quả đo của vật thể là: 27+0.75=27.5

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!